Không cần bất cứ lời giới thiệu nào, bản thân hình ảnh của các căn biệt thự lâu đài chắc chắn đã là một sự biểu trưng vững chắc cho địa vị và thành tựu của những người sở hữu chúng. Nội thất trong những căn biệt thự ấy cũng có thể coi là một kỳ quan đối với những người cả trong và ngoài ngành nội thất. Vậy nội thất biệt thự lâu đài trông như thế nào? Cần những yếu tố gì để làm nên một không gian nội thất như vậy? Ngày hôm nay, An Viet House sẽ cùng quý khách hàng và bạn đọc cùng đi tìm hiểu vấn đề này.
Nội thất phòng khách biệt thự lâu đài xa hoa, lộng lẫy
Biệt thự lâu đài thường là kiểu biệt thự đơn lập, tách biệt trong một khu đất riêng.
Như đã nói ở trên, biệt thự lâu đài là biểu tượng của sự sang trọng, cao quý và thành đạt. Những điều này được thể hiện rõ nhất qua nội thất phòng khách của biệt thự – nơi đón tiếp khách mời và sum họp của gia đình.
Phòng khách biệt thự lâu đài thường được kết nối với sảnh trung tâm. Đây là nơi diễn ra các hoạt động tiếp tân hoặc họp mặt đông người, đón tiếp khách quý…
Sảnh có thể ăn thông với phòng khách hoặc được phân cách bằng các bậc tam cấp, cột trang trí chạm khắc hoa văn mạ vàng theo phong cách Hy Lạp cổ điển.
Sảnh trung tâm thường được bố trí cầu thang đi lên tầng trên hoặc chi tiết nội thất, tiểu cảnh trang trí như: tượng điêu khắc, bồn phun nước nhân tạo, chậu cây kích thước lớn…
Đồ dùng nội thất và các hoa văn trang trí tường, cửa trong phòng khách thường được chạm khắc cầu kỳ, mạ vàng theo phong cách hoàng gia.
Ngoài phòng khách chính ở tầng trệt, biệt thự lâu đài thường có thêm các phòng khách nhỏ ở khu vực giao thông giữa các phòng trên từng tầng.
Những phòng khách nhỏ này được sử dụng cho mục đích tiếp khách cá nhân hoặc nghỉ ngơi, giao lưu giữa các thành viên trong gia đình.
Nội thất phòng bếp biệt thự lâu đài được bố trí sang trọng, ấm cúng
Phòng bếp kết hợp với phòng ăn – đây là kiểu thiết kế bố cục thường thấy trong nhà ở biệt thự. Tuy nhiên, đối với biệt thự lâu đài, phòng ăn có thể phân ra làm phòng đại tiệc và phòng ăn riêng của gia đình.
Phòng đại tiệc thường được dùng để đón tiếp khách quý, tổ chức tụ họp giữa bạn bè và người thân, được ngăn cách với khu vực bếp bằng tường hoặc vách ngăn, tạo thành một không gian riêng.
Trong khi đó, phòng ăn của gia đình thì thường thông với bếp, cách một quầy bar nhỏ.
Bàn và ghế ăn trong phòng đại tiệc thường sẽ có kích thước lớn hơn, trang trí cầu kỳ và phức tạp hơn so với phòng ăn cho gia đình chú trọng đến sự ấm cúng, thân mật.
Đồ dùng nội thất trong nhà bếp thường được làm từ các loại gỗ tự nhiên như gỗ hương, gỗ sồi,… chống chịu được độ ẩm và nhiệt độ cao, an toàn cho người sử dụng.
Khoảng cách giữa tủ bếp, khu vực nấu và chế biến trong phòng bếp luôn được tính toán tỉ mỉ sao cho thuận tiện nhất với người sử dụng – những bà chủ trong gia đình.
Vì phòng bếp là nơi đun nấu, nhiều khói và mùi dầu mỡ nên các thiết kế cửa sổ và cửa phụ lớn là rất cần thiết, giúp thông khí, đón nắng, tạo cảm giác thoáng đãng, dễ chịu cho các thành viên trong gia đình trong giờ phút sum họp.
Nội thất phòng ngủ biệt thự lâu đài xứng tầm với vị thế của gia chủ
Phòng ngủ chính
Phòng ngủ chính trong biệt thự lâu đài thường được tích hợp thêm nhiều không gian khác như phòng thay đồ, phòng làm việc, phòng tắm riêng và khu vực tiếp khách cá nhân.
Khu vực tiếp khách cá nhân là một thiết kế nội thất gần như chỉ thấy được trong nhà ở biệt thự lâu đài bởi diện tích phòng ngủ đủ lớn để phân ra một phần không gian cho khu vực này.
Ngoài ra, phòng làm việc kết nối với phòng ngủ chính cũng được thiết kế bề thế, trang trọng, nghiêm cẩn hơn, phù hợp với vị thế của gia chủ.
Ngoài vật liệu nội thất cao cấp, các chi tiết như đèn trần, kệ tủ trang trí, tranh treo tường… trong phòng ngủ chính đều được chú trọng lựa chọn tỉ mỉ từ chất liệu đến kiểu dáng để làm bật lên sự sang trọng cho không gian phòng ngủ.
Phòng tắm riêng, khép kín trong phòng ngủ chính thường được trang bị các thiết bị sa hoa như khung gương mạ vàng, bồn tắm mát-xa hiện đại….
Phòng ngủ phụ dành cho con cái
Bên cạnh phòng ngủ chính, phòng ngủ phụ dành cho các thành viên ít tuổi hơn trong gia đình cũng được thiết kế tỉ mỉ để phù hợp với giới tính, tuổi tác, tính cách của từng thành viên.
Về bố cục, các không gian tích hợp trong phòng ngủ phụ cũng tương tự như phòng ngủ chính, gồm: phòng tắm, phòng thay đồ, khu vực tiếp tiên và bàn làm việc.
Bàn làm việc sẽ được đặt luôn trong phòng ngủ thay vì làm thành phòng riêng như phòng ngủ chính.
Phòng ngủ phụ dành cho khách ghé thăm
Đối với phòng dành cho khách, bố trí nội thất trong phòng chú trọng đến cảm giác thoải mái, tiện nghi hơn là các công năng sinh hoạt như làm việc, tiếp khách…
Do đó, đồ dùng trong phòng thường đơn giản, cơ bản gồm giường, tủ đựng quần áo và kệ bàn ngủ.
Tuy nhiên, vật liệu nội thất được sử dụng vẫn phải lựa chọn từ những chất liệu sang trọng như gỗ tự nhiên, tơ lụa nhập khẩu….
Nội thất không gian sinh hoạt chung đẳng cấp trong biệt thự lâu đài
Không gian sinh hoạt chung trong biệt thự lâu đài không có một chức năng được quy định cụ thể mà tùy theo sở thích của từng gia đình.
Ví dụ như gia đình đam mê ca hát có thể thiết kế phòng karaoke trong biệt thự hoặc có gia đình lại làm thành phòng sách, phòng tập gym, sân đánh golf nhân tạo mini…
Tùy vào từng chức năng cụ thể, phòng sinh hoạt chung sẽ được lắp đặt thiết bị và trang trí nội thất sao cho phù hợp.
Nội thất phòng thờ trong biệt thự lâu đài – không gian tâm linh của gia chủ
Phòng thờ là không gian tâm linh không thể thiếu trong mọi thiết kế nhà ở tại Việt Nam.
Phòng thờ trong biệt thự lâu đài lại càng là khu vực được thiết kế trang nghiêm, đồ sộ hơn hẳn.
Toàn bộ nội thất được làm từ gỗ tự nhiên quý, chạm khắc các hoa văn, linh thú cát tường, linh thiêng truyền thống.
Khu vực tiếp khách được thiết kế rộng rãi, bề thế để tiếp đón người thân, bạn bè tới thăm viếng ông bà, tổ tiên đã khuất trong những dịp lễ, giỗ đặc biệt.
One thought on “Nội thất biệt thự lâu đài – vẻ đẹp mang tầm đẳng cấp vượt trội”